Tại lễ hội còn có sự góp mặt của các tiết mục nghệ thuật tập trung truyền tải và lan tỏa giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên – Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận từ năm 2005, cùng tất cả các nét đặc sắc trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng người Tây Nguyên từ xa xưa. Đồng thời, nâng cao nhận thức về giá trị hạt Cà phê Buôn Ma Thuột trong vòng kết nối với các nước sản xuất cà phê và người yêu cà phê trên toàn thế giới.
Quy tụ hơn 735 gian hàng của 234 doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có gần 60 gian hàng cà phê của 12 doanh nghiệp nước ngoài, thu hút hơn 25.000 khách tham quan. Các gian hàng tập trung quảng bá, giới thiệu nhiều loại cà phê, sản phẩm được chế biến từ cà phê cùng mặt hàng thủ công mỹ nghệ, máy móc, thiết bị chăm sóc và chế biến cà phê. Nhìn chung các gian hàng hội chợ năm này có sự đầu tư nghiêm túc về kinh phí thiết kế gian hàng triển lãm, thi công gian hàng hội chợ cũng như hình ảnh thương hiệu. Điều đó đã mang đến cho hội chợ hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt khách tham quan.
Có thể nói, với thời điểm hiện nay, ngành cà phê Việt Nam đã đạt được sứ mệnh của thời kỳ phát triển và chuẩn bị cho một sứ mệnh tiếp theo là nâng cao giá trị gia tăng sản xuất và xuất khẩu cà phê.