Sử dụng màn LED cho các sân khấu sự kiện hiện nay khá phổ biến, nhất là trong các sự kiện có quy mô trung bình trở lên. Màn LED là một trong những thiết bị điện tử mang đến nhiều hiệu ứng về ảnh cho sân khấu, đặc biệt là các sân khấu biểu diễn nghệ thuật.
Có là một chuyện như sử dụng ra sao để nó phát huy tối đa tác dụng thì chẳng được mấy ai thiết kế sân khấu sự kiên biết được. Chưa nói đến yếu tố kĩ thuật, trước mắt chúng ta hãy cùng thảo thảo luận về một số kinh nghiệm và lưu ý trong việc sử dụng màn LED khi thiết kế sân khấu sự kiện.
Gần như tất cả các chương trình nghệ thuật giải trí hay chương trình cần sự trải nghiệm giống thực tế như lễ khánh thành dự án, ra mắt sản phẩm, đêm hội ca nhạc,… thì ban tổ chức sẽ chú ý đến việc sử dụng màn LED. Tại những loại hình sự kiện như thế này, sử dụng màn hình để hiển thị nội dung, hình ảnh là điều dĩ nhiên. Còn đối với trường hợp tại các sự kiện có quy mô, sân khấu lớn thì khán giả ở xa chắc chắn không thể nhìn rõ được chương trình đang diễn ra trên sân khấu. Không thể dùng màn hình LCD hay máy chiếu được, thay vào đó ta sẽ sử dụng màn LED với kích thước lần lượt là 3:4 và 6:9.
Riêng tại các chương trình chính quy, nếu như phần nội dung đã được duyệt thì không nên dùng màn LED, tránh gây lãng phí ngân sách tổ chức sự kiện. Còn với các chương trình tổ chức ngoài trời thì việc dùng màn LED chuyên dụng là bắt buộc, tránh mang nhầm màn LED trong nhà ra ngoài.
Bên cạnh tính năng là trình chiếu, triển lãm thì hiệu ứng màn LED tạo ra là yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên cảm xúc cho các tiết mục biểu diễn. Thay vì đầu tư thiết kế riêng hiệu ứng thì các kĩ thuật viên lại dùng visual có sẵn, cho nên đôi khi phần minh họa không có liên quan đến tiết mục trình bày, làm người xem hụt cảm hứng. Nhiều nhà thiết kế sân khấu sự kiện thường hay coi thường việc dùng màn LED để hiển thị cái gì, mặc kệ cho đội kĩ thuật điều chỉnh tùy ý, hay là việc đạo diễn của chương trình không đủ sự tinh tế để làm màn LED thăng hoa hoặc là ngân sách dùng cho tổ chức sự kiện quá hạn hẹp.
Đối với sự kiện có quy mô vừa và nhỏ, muốn chuẩn bị tốt cho sân khấu có màn LED thì người đạo diễn phải có cuộc gặp mặt riêng với đội kĩ thuật trình chiếu cho sân khấu và duyệt visual cho từng tiết mục một. Đối với các chương trình như DJ Show, trình diễn thời trang,… thì việc dựng visual riêng là bắt buộc và phải có người chịu trách nhiệm điều khiển trực tiếp (VJ) để đảm bảo một điều là hiệu ứng đem lại cho khán giả cảm xúc cao nhất.
Ngoài phương pháp ghép màn Panorama, các khối màn LED phải được sắp đặt phải tuân thủ theo quy tắc chính phụ. Một sân khấu được coi là đẹp cần phải bố trí rõ ràng trọng tâm, cũng như biết màn LED ở đâu là chính và đâu là phụ. Màn hình chính, màn lớn nhất thường được đặt ở giữa để hiển thị nội dung tiết mục, các khối LED hai bên dùng hiển thi hiệu ứng bổ sung, có màu sắc gần giống gam màu ở khối giữa. Hay chúng ta có trình chiếu các khối LED cùng một loại visuak để tránh tình trạng hình ảnh lộn xộn trên sân khấu gây rối mắt.
Suy ra cho cùng thì người đạo diễn cho sân khấu khi sử dụng màn LED cần phải có sự tinh tế trong cách hiển thị hiệu ứng, bố cục, dàn dựng cũng như tính chất của chương trình. Mọi thứ nhằm tôn vinh các tiết mục biểu diễn để khán giả có thể nếm trọn cảm xúc.