Công nghệ nhập vai đang dần trở nên phổ biến tại các buổi triển lãm nhờ khả năng truyền đạt thông tin vừa chính xác, vừa hấp dẫn. Vậy làm thế nào để sử dụng công nghệ nhập vai hiệu quả khi thi công gian hàng hội chợ tại Vietnam Printpack? Cùng SDragon khám phá câu trả lời trong bài viết sau.
Vietnam Printpack được tổ chức từ ngày 18/09 – 21/09 tại SECC, Hồ Chí Minh. Chủ đề triển lãm là ngành công nghiệp in ấn, đóng gói và chế biến thực phẩm.
Công nghệ nhập vai là công nghệ làm mờ thế giới thực và ảo, đồng thời mang lại cảm giác đắm chìm.
Theo tìm hiểu của SDragon, có ba loại công nghệ nhập vai:
VR (Virtual Reality) mô phỏng không gian ảo 360 độ. Thông thường, người dùng khám phá thế giới ảo của VR qua một bộ kính đặc biệt. Bộ kính này sẽ thay thế những hình ảnh trong thế giới thực bằng hình ảnh kỹ thuật số. Ví dụ, Facebook đã tạo ra thế giới ảo nơi người dùng có thể di chuyển trong đó khi đeo bộ kính thực tế ảo.
AR (Augmented Reality) thêm những yếu tố ảo vào hình ảnh trong thế giới thực. Bạn có thể sử dụng AR chỉ với một chiếc điện thoại, hoặc cao cấp hơn là kính thông minh. Ví dụ, bạn quét hình ảnh một sản phẩm bằng ứng dụng AR trên điện thoại, và ứng dụng đó sẽ thêm các thông số kỹ thuật của sản phẩm vào hình ảnh bạn vừa quét.
MR (Mixed Reality) là sự kết hợp giữa VR và AR. Để sử dụng MR, bạn cần một bộ headset giống như VR. Tuy nhiên, thay vì xây dựng một thế giới ảo như VR, MR chèn các hình ảnh kỹ thuật số lên hình ảnh thực giống AR.
Bạn có thấy khung cảnh này quen thuộc không? Trên sân khấu, một diễn giả đang thao thao bất tuyệt về thương hiệu A tuyệt vời như nào, có lịch sử hình thành ra sao. Bên dưới, khán giả ngáp ngắn ngáp dài hoặc bấm điện thoại.
Người nghe không hứng thú với câu chuyện bởi họ không thấy bản thân ở trong đó. Họ không hiểu được suy nghĩ hay cảm xúc của nhân vật.
Nhưng nếu bạn đưa họ vào sống trong câu chuyện bằng công nghệ nhập vai thì sao? Họ có thể tương tác với các nhân vật, khám phá các địa điểm trong câu chuyện. Sợi dây liên kết về mặt cảm xúc giữa khán giả và thương hiệu đã được hình thành.
Để kể câu chuyện thương hiệu bằng công nghệ nhập vai, trước tiên bạn cần xác định thông điệp truyền tải tới khách tham quan. Ví dụ, bạn có thể nói về tính năng độc đáo của sản phẩm, hay về lịch sử của thương hiệu. Sau khi xác định được câu chuyện, hãy tìm cách thêm nhân vật của khán giả vào trong đó.
Nếu một người bán hàng đến nói với bạn rằng: “Chiếc máy này có thể in với tốc độ 1000 bao bì/ phút. Anh phải mua nó ngay đi!”, liệu bạn có tin ngay không?
Thường chỉ sau khi dùng thử, khách hàng mới quyết định mua sản phẩm. Nhưng làm thế nào để giúp họ có trải nghiệm chân thực nhất, khi thời gian và không gian triển lãm có giới hạn?
Công nghệ nhập vai sẽ giải quyết vấn đề đó. Trước tiên, bạn cần thiết lập mô hình kỹ thuật số của sản phẩm. Sau đó, hãy để khách hàng sử dụng chúng trong thế giới ảo thông qua bộ kính thông minh.
“Anh không thể tin được đâu, cái máy này được chế tạo bằng công nghệ mới nhất của Nhật Bản. Nó có tới 10000 ốc vít, 100000 cái bu lông, và …”. Có lẽ đầu bạn đang quay như chong chóng, đặc biệt nếu bạn không phải dân kỹ thuật.
Không phải khách tham quan nào cũng hiểu những thuật ngữ trong công nghệ sản xuất. Cách tốt nhất là đưa họ đi tham quan trực tiếp nhà máy. Nhưng tìm đâu ra một nhà máy sản xuất trong khu triển lãm?
Không cần di dời cả nhà máy tới triển lãm, bạn vẫn có thể đưa khách hàng tới đó tham quan với công nghệ nhập vai. Không gian trong nhà máy có thể được vẽ lại chính xác tới từng chi tiết, cho phép khách tham quan tuỳ ý khám phá.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về ứng dụng của công nghệ nhập vai trong quá trình thi công gian hàng hội chợ. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến Vietnam Printpack, hãy liên hệ ngay với SDragon theo thông tin bên dưới.
Bài viết có liên quan: Nên tự thi công gian hàng hội chợ hay thuê đơn vị chuyên nghiệp tại Vietnam Printpack?
Có thể bạn quan tâm:
Gợi ý 4 vị trí đắc địa khi thi công gian hàng hội chợ tại Vietfish 2024.
Bí quyết sắp đặt không gian khi thi công gian hàng hội chợ tại Theme Park Vietnam Expo 2024.
Công ty TNHH SDragon Việt Nam
Địa chỉ: Toà nhà Ba Đình, Số 19 Lê Thanh Nghị, P.Bạch Mai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội |
283 Nguyễn Thiện Thuật, phường 1, Quận 3, Hồ Chí Minh
Điện thoại: (+84) 24 62888396 (HN) | (+84) 28 3930 6105 (HCM) | (+84) 97 505 9989 (Hotline)
Email: maianh@sdragon.com.vn
Website: www.sdragon.com.vn