“Gamification (trò chơi hoá) giúp các hoạt động tương tác tại gian hàng trở nên thú vị hơn” – có lẽ bạn đã bắt gặp mẹo thi công gian hàng triển lãm này trong rất nhiều bài viết. Nhưng làm thế nào để thiết kế trò chơi thật sự cuốn hút tại một sự kiện lớn như Vietstock? Cùng SDragon tìm hiểu nhé!
Vietstock được tổ chức từ ngày 09 – 11/10 tại SECC. Chủ đề triển lãm là chuyên ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản và chế biến thịt tại Việt Nam. Dự kiến 400 đơn vị và 13000 khách tham quan sẽ có mặt tại triển lãm.
Gamification (trò chơi hoá) là quá trình tích hợp những yếu tố trò chơi vào các hoạt động thông thường để kích thích sự tương tác của người tham gia.
Nghe có vẻ rất hàn lâm và xa vời phải không? Nhưng thực ra gamification gần gũi hơn bạn tưởng đấy. Chẳng hạn, khi mua hàng trên Shopee, bạn được sàn thưởng 100 xu nếu viết đánh giá về người bán. Đây chính là hình thức tích luỹ đổi thưởng, theo đó bạn sẽ hoàn thành nhiệm vụ của trò chơi để nhận một phần quà nào đó.
‘Sản phẩm thức ăn chăn nuôi của chúng tôi giúp đàn lợn nhà bạn khoẻ như dân tập gym!”; “Bột cá của chúng tôi là món ăn ngon nhất cho gia súc nhà bạn”,… Hẳn bạn đã nghe những lời quảng cáo có cánh như vậy rất nhiều lần tại Vietstock.
Khách tham quan phản ứng thế nào với những bài thuyết trình sản phẩm đó? Một số gật gù có lệ, số khác vỗ tay lịch sự. Nhưng đa số chẳng quan tâm và đi tới gian hàng tiếp theo.
Những bài phát biểu rập khuôn không thể khơi dậy sự hào hứng của khách hàng. Có gì để hào hứng trong việc ngồi yên một chỗ và nghe ai đó ba hoa hàng giờ cơ chứ?
Vì thế, hãy giúp quá trình tiếp nhận thông tin của khách tham quan trở nên vui vẻ hơn. Và còn gì vui hơn việc tham gia vào một trò chơi? Ví dụ, bạn có thể để họ đoán điểm đặc biệt trong sản phẩm mới ra mắt của thương hiệu. Sự hồi hộp khi chờ đợi kết quả, niềm vui vỡ oà khi chọn trúng đáp án đúng,.. sẽ là gia vị khiến gian hàng của bạn “mặn mà” hơn rất nhiều đấy!
Nếu một nhân viên bán hàng xin thông tin của bạn để giới thiệu sản phẩm mới, suy nghĩ đầu tiên của bạn là gì? “Chắc họ chuẩn bị “dội bom” cuộc gọi quảng cáo đây, còn lâu nhé!” – có thể bạn đang e ngại như vậy.
Nhưng nếu nhân viên đó nói rằng thông tin ấy sẽ được sử dụng cho trò bốc thăm trúng thưởng thì sao? Bạn có thể nghĩ rằng “Ồ, một trò chơi thì có gì to tát đâu” và vui vẻ điền phiếu cho họ.
Bạn đã nhận thấy điểm khác biệt chưa? Khi bạn hỏi thông tin khách để đăng ký trò chơi, họ sẽ cảm thấy an toàn hơn. Do đó, họ cũng dễ dàng cung cấp thông tin cho thương hiệu.
Theo tìm hiểu của SDragon, có bốn bước áp dụng gamification khi thi công gian hàng triển lãm:
Trời, chơi thôi mà cũng cần xác định mục tiêu sao? Không phải chỉ … vui là được hả?
Tất nhiên, sự vui vẻ của người tham gia là một phần không thể thiếu của trò chơi. Nhưng bên cạnh đó, bạn cũng cần tính toán tới lợi ích của doanh nghiệp. Chẳng doanh nghiệp nào đến Vietstock cho vui, phải không nào?
Do đó, bạn nên đặt ba câu hỏi sau để làm rõ mục tiêu của trò chơi:
Phần số liệu nhàm chán đã xong, đã đến lúc sáng tạo rồi! Khi xây dựng cơ chế chơi, bạn sẽ quyết định cách trò chơi được vận hành.
Thông thường, trò chơi được triển khai theo một trong ba hướng sau:
Sau khi có định hướng cơ bản cho trò chơi, hãy xác định các cơ chế chi tiết. Có ba cơ chế bạn cần lưu ý:
Nếu ở bước ba, bạn đã xây dựng phần “hồn” của trò chơi thì ở bước bốn, bạn sẽ “đóng gói” nó bằng một bao bì đẹp mắt.
Một bộ hình ảnh trò chơi tốt nên thể hiện hình ảnh của thương hiệu. Ví dụ, nếu màu logo thương hiệu là trắng và xanh dương thì trò chơi cũng nên có những gam màu đó.
Chúc mừng, bạn đã hoàn thiện 90% trò chơi tại gian hàng Vietstock. Giờ hãy bổ sung 10% còn lại qua quá trình thử và sửa khi thi công gian hàng triển lãm nhé!
Trên đây là quy trình áp dụng gamification (trò chơi hoá) khi thi công gian hàng triển lãm tại Vietstock. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến triển lãm, hãy liên hệ với SDragon theo thông tin bên dưới.
Có thể bạn quan tâm:
Gợi ý 4 vị trí đắc địa khi thi công gian hàng hội chợ tại Vietfish 2024.
Bí quyết sắp đặt không gian khi thi công gian hàng hội chợ tại Theme Park Vietnam Expo 2024.
Công ty TNHH SDragon Việt Nam
Địa chỉ: Toà nhà Ba Đình, Số 19 Lê Thanh Nghị, P.Bạch Mai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội |
283 Nguyễn Thiện Thuật, phường 1, Quận 3, Hồ Chí Minh
Điện thoại: (+84) 24 62888396 (HN) | (+84) 28 3930 6105 (HCM) | (+84) 97 505 9989 (Hotline)
Email: maianh@sdragon.com.vn
Website: www.sdragon.com.vn